Tết đến, dù trong lòng háo hức vì được đón thêm một mùa xuân cùng với gia đình tại quê nhà nhưng cũng không ít người lại ám ảnh đến chuyện say tàu xe. Vậy, đừng bỏ qua một số mẹo chống say tàu xe và lưu ý thêm vài điều trước khi lên xe về quê ăn Tết, mà Điện máy Oanh Hiền muốn gửi đến bạn!
1. Nguyên nhân chúng ta có cảm giác bị say tàu xe?
Theo thông tin chia sẻ của PGS.TS Chu Quốc Trường thì triệu chứng say tàu xe được sinh ra là do cơ thể bị giảm tính thích ứng và tăng mẫn cảm của tiền đình ốc tai khi chịu sự tác động của những kích thích bất thường – như việc thay đổi bất ngờ vị trí, vận tốc và phương hướng.
Ngoài ra, việc giảm lưu lượng tuần hoàn máu não cũng gây ra hiện tượng say tàu xe.
Các nguyên nhân chính làm chúng ta bị say tàu xe:
- Khả năng tuần hoàn máu não kém, bị huyết áp thấp hay rối loại tiền đình.
- Trước chuyến đi, bị mất ngủ, có cảm giác mệt mỏi.
- Ăn quá no hoặc quá đói.
- Tâm trạng bực bội, bồn chồn.
- Ngửi phải mùi xăng, khói thuốc, mùi xe, mùi hôi khó chịu,…
2. Các dấu hiệu bị say tàu xe
Khi bạn bị say tàu xe, thì cơ thể có những dấu hiệu như sau:
- Có cảm giác khó chịu, say sẩm mặt mũi, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,… ở triệu chứng say tàu xe nhẹ.
- Tiếp đó, tuyến nước bọt tự nhiên điều tiết nhiều hơn, bụng cảm thấy cồn cào. Đây là giai đoạn triệu chứng say tàu xe nặng hơn, bạn biết mình sẽ nôn ói, chóng mặt và suy nhược cơ thể vô cùng.
- Hậu như của việc say tàu xe là cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi vài tiếng sau khi bước xuống xe, rời khỏi tàu.
3. Một số lưu ý trước khi lên xe về quê ăn Tết
Nếu biết được nguyên nhân làm cho bạn bị say tàu xe, thì cần lưu ý một số vấn đề trước khi lên tàu, xe như sau:
- Nên ngồi ghế phía trước (dãy ghế gần bác tài), hoặc nếu đi tàu thì nên ngồi hướng cùng chiều xe chạy.
- Không đọc sách báo, hay chăm chú vào việc nhìn điện thoại, máy tính bảng.
- Nên nhìn các điểm ở xa ít chuyển động.
- Ngủ đủ giấc trước khi lên xe.
4. Mẹo chống say tàu xe khi về quê ăn Tết
Chọn và mua vị trí ngồi
Vị trí chỗ ngồi ảnh hưởng khá nhiều đến việc say tàu xe. Thông thường, những vị trí gần và phía sau bác tài sẽ giúp bạn tránh được tình trạng bị say xe. Vì phần đuôi xe dễ làm bạn có cảm giác bị văng (do quán tính) khi xe vào khúc cua.
Ổn định vị trí ngồi
Nếu bạn đã chọn và mua được vị trí ngồi lý tưởng, thì việc ổn định chỗ ngồi cũng quan trọng không kém. Đừng quay mặt ra sau để nói chuyện, vì thói quen này dễ làm bạn bị say xe nặng thêm.
Đồng thời, bạn không nên tiếp xúc hay để ý đến những ai đang bị say xe vì sẽ bị ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sự tưởng tượng của bạn sắp bị say tàu xe. Thay vào đó, bạn hãy đeo tai phone nghe nhạc, hay ngủ thì hơn.
Uống thuốc chống say xe
Đây là giải pháp vô cùng tiện lợi, nhưng cũng nên tránh lạm dụng phương pháp này! Vì thuốc chống say xe có thể gây tác dụng phụ cho bạn sau này!
- Nên sử dụng đúng cách, tránh lạm dụng quá nhiều vì tác dụng của nó không khác gì so với việc uống thuốc chống say xe.
- Miếng dán chống say tàu xe có chứa dược chất Scopolamin – chống co thắt và giảm sự kích thích do các nguyên nhân gây ra triệu chứng say tàu xe. Tuy nhiên, chất này cũng gây ra tác dụng phụ như làm khô miệng, gây ảo giác, rối loạn điều tiết mắt (hoa mắt, mờ mắt,…),… nếu lạm dụng dán quá nhiều.
Sử dụng thực phẩm chống say xe
- Gừng:
Ngậm lát gừng trong miệng trong suốt hành trình đi tàu xe, hoặc trước đó bạn nên băm gừng và hãm với ly nước ấm, uống trước khi lên tàu xe.
- Vỏ quýt, bánh mì
Dùng để ngửi trên tàu xe, chóng bị say. Hoặc bạn có thể tác động vào vỏ quýt (bưởi) để tinh dầu bắn vào mũi, vì trong tinh dầu có mùi thơm giúp bạn không bị say xe.
- Ô mai (hoặc ô mai gừng)
Ngậm hoặc nhai ô mai khi ngồi trên tàu xe, sẽ giúp bạn tránh nghĩ đến việc say xe.
Ăn uống hợp lý
Trước khi lên tàu xe, khoảng 1 tiếng, bạn nên ăn uống gì đó nhưng đừng quá no.
5. Gợi ý một số mẹo chống say tàu xe ở trẻ em
Trẻ em cũng không ngoại lệ, có thể bị say tàu xe nhưng vẫn ít hơn người lớn. Nếu có trẻ nhỏ đi cùng bạn về quê ăn Tết, thì bạn cần trang bị một số mẹo chống say tàu xe cho trẻ như sau:
- Không nên cho bé ăn quá no, hoặc đói trước khi lên xe.
- Cho bé ngồi khi ăn, uống sữa xong. Tránh nằm ngay vì thức ăn dễ bị trào ngược.
- Vỗ nhẹ lưng cho bé để ợ hơi.
- Nói chuyện và chơi cùng bé, vì bé sẽ không nghĩ đến việc buồn nôn.
- Nếu bé đã muốn nôn ói, thì cứ cho bé ói, đừng cố chịu đựng.
Ngoài ra, hãy tập cho bé đi xe nếu có thể, vì dù sao trẻ em cũng ít khi bị say xe nếu chúng ta tạo thói quen đi xe cho bé.
Viết bình luận